Đọc "Câu chuyện Triết học" của Will Durant

Lịch sử triết học vốn được cho là phức tạp, khó hiểu và đau đầu, nhưng bằng tư duy, tài năng sự cảm thụ của mìnhWill Durant đã có cái nhìn khác biệt. Ông cho rằng nó là một câu truyện hấp dẫn, lôi cuốn nhất là đối với những ai tò mò và muốn khám phá chinh phục nó.

        Khi được tiếp xúc với môn triết học ở giảng đường đại học tôi chỉ biết triết học là một ngành khoa học và là ngành khoa học của những ngành khoa học, nội dung ẩn chứa trong đó là sự trừu tượng, khó hiểu. Nhưng khi đến với “Câu truyện triết học” củaWill Durant, tôi biết được rất nhiều điều bổ ích, quý giá và tôi hiểu rằng những gì mình biết về triết học trước đây chỉ là bề nổi, chỉ là hạt cát nhỏ trên sa mạc rộng lớn kia. Đặc biệt,Will Durant đã biến những cái trừu tượng phức tạp thành cái đơn giản, nhẹ nhàng. Với “Câu truyện triết học”, triết học hiện nên là một câu truyện thật gay cấn và đáng được kể lại cho tất cả mọi người.

       Lịch sử triết học vốn được cho là phức tạp, khó hiểu và đau đầu, nhưng bằng tư duy, tài năng sự cảm thụ của mìnhWill Durant đã có cái nhìn khác biệt.  Ông cho rằng nó là một câu truyện hấp dẫn, lôi cuốn nhất là đối với những ai tò mò và muốn khám phá chinh phục  nó. Vậy tại saoWill Durant lại gọi triết học là một câu truyện?  Thứ nhất , chặng đường phát triển của triết học cũng giống như một câu truyện với những tình tiết éo le, những thăng trầm kịch tính, những nhân vật khác nhau mang trong mình những tư duy, lý lẽ không giống nhau. Thứ hai là do xuất phát từ việc nhận thức được trách nhiệm của mình là phải đem triết học đến gần hơn với công chúng, vì vậy ông viết về triết học không phải là sự trừu tượng, khiến người đọc lạc vào mê cung thâm bí khó nắm bắt mà nó là một câu truyện chứa đựng tấm lòng chân thành, chứa đựng tâm huyết củaWill Durant. Với mục đích làm cho những người bình thường cũng có thể hiểu được những ý tưởng cao xa của triết học. Nói thì dễ nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Nhưng khi đến với “câu truyện triết học” củaWill Durant, ông đã chứng minh được điều không thể đó.

        Will Durant đã từng nói: “ Khoa học là sự mô tả kiểu phân tích, trong khi triết học là sự lý giải kiểu tổng hợp. Vì lẽ, một sự kiện không bao giờ là hoàn chỉnh trừ khi được đặt vào mối quan hệ với mục đích và với cái toàn bộ. Khoa học mang lại cho ta kiến thức, nhưng chỉ có triết học mới mang lại cho ta sự hiền minh”. Vậy sự  hiển minh trong triết học được thể hiện như thế nào? tất cả đượcWill Durant thể hiện một cách cụ thể và thuyết phục trong cuốn sách “câu truyện triết học”. Với mười một chương, mỗi chương lại chứa đựng những kiến thức bổ ích, những điểu hiền minh của những nhà hiền minh từ thời cổ đại đến thời hiện đại ngày nay của Tây phương, từ Platon, Aristote… đến các triết gia hiện đại Mỹ và châu Âu. Mỗi nhà triết gia sống ở những thời đại khác nhau với những lý tưởng không giống nhau nhưng ở họ có một xuất phát điểm chung là tình yêu với triết học và muốn đem đến cho quảng đại công chúng những hiểu biết dù ít hay nhiều về triết học.  Tất cả đượcWill Durant tái hiện trong cuốn sách nà;, sự “hiền minh” của triết học được ông kể bằng một câu truyện tâm tình dài dòng nhưng không nhàm chán mà ngược lại rất hấp dẫn. Để nắm bắt được những “hiền minh” trong cuốn sách này, bạn đọc không phải đau đầu, khổ sở tìm hiểu, suy ngẫm về nó mà thật dễ dàng tìm được trong từng câu, từng chữ. Có thể nói đến những triết lý, tư tưởng của các triết gia đã trở thành hạt ngọc vô giá màWill Durant đề cập đến như:

          Nhà triết học Platon cho rằng: “Các chính khách cầm quyền cần được huấn luyện kỹ lưỡng như khi đào tạo một bác sỹ y khoa”.

         Aristote: “Biết bao cuộc tranh luận dài dòng có thể tóm tắt thành một đoạn ngắn nếu các kẻ tranh luận dám định nghĩa rõ ràng chữ nghĩa của họ”.

          Kant: “Đối diện với cám dỗ, ta có mệnh lệnh luân lý ở trong ta như là lời mách bảo của lương tâm”!

        Bertrand Rusell: “Hận thù và chiến tranh phần lớn là do những định kiến và lòng tin giáo điều”.

     Chúng ta có thể tìm thấy nhiều điều đặc biệt và ý nghĩa nếu bước vào thế giới trong “câu truyện triết học” củaWill Durant. Chỉ trong vòng 50 năm kể từ khi ra mắt vào năm 1926, cuốn sách đã được tái bản đến 28 lần. Một câu hỏi đặt ra, vậy đến năm 2015 số lần tái bản tác phẩm giá trị này đã lên tới con số bao nhiêu? Chắc hẳn một điều rằng sẽ là con số không hề nhỏ. Đây là tài liệu học tập dành cho sinh viên Triết học; là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy cho giảng viên khoa Triết và những ai quan tâm đến lịch sử triết học cổ đại.

          Vậy nên, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn phát luật trân trọng giới thiệu tác phẩm giá trị này đến đông đảo bạn đọc. Hãy đến với “câu truyên triết học” bạn sẽ tìm thấy tình yêu với triết học, tìm thấy niềm vui của cuộc sống và đặc biệt tìm thấy chính bạn trong những “hạt ngọc hiền minh”.

    Ảnh bìa cuốn sách:

Đàm Nam, văn K10 trường Đại học Khoa học Thái Nguyên